Chương Trình Cung Nghinh Kiệu Các Thánh Tử Đạo VN

 

Chương Trình Cung Nghinh Kiệu Các Thánh Tử Đạo VN

Hướng dẫn: Trưởng Đào Khánh.

1:45PM. Tập trung rước kiệu. Kêu gọi mọi người vào đoàn kiệu.
Thứ Tự Rước Kiệu

  1. Ba lá cờ đầu: Chương trình TTHNGĐ
  2. Chiêng trống: Cđoàn Chúa Chiên Lành
  3. Thánh Giá Nến Cao: Cđoàn Thánh Giuse
  4. Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể
  5. Hội Bảo Trợ Ơn Thiên Triệu
  6. Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình
  7. Các Trường Giáo Lý Việt Ngữ
  8. Hội Legio Marie
  9. Hội Các Bà Mẹ Công Giáo
    • Cộng Đoàn Thánh Gia
    • Cộng Đoàn Đức Mẹ Thánh Tâm
    • Cộng Đoàn Chúa Thánh Linh
    • Cộng Đoàn Chúa Chiên Lành
  10. Liên Minh Thánh Tâm
    • Cộng Đoàn Đức Mẹ Thánh Tâm
    • Cộng Đoàn Chúa Chiên Lành
  11. Hội Gia Trưởng
    • Cộng Đoàn Thánh Gia
    •  Cộng Đoàn Đức Mẹ Thánh Tâm
  12. Hội Cao Niên Công Giáo
  13. Hội Phan Sinh Tại Thế
  14. Hội Mân Côi Hồn Nhỏ
  15. Giáo Dân (không đoàn thể)
  16. Đoàn Dâng Hoa
  17. Knights of Columbus (Cộng Đoàn Chúa Chiên Lành)
  18. Kiệu Các Thánh Tử Đạo
  19. Đoàn Giúp Lễ (Chúa Chiên Lành)
  20. Quý Linh Mục, Quý Giám Mục và Đức Hồng Y
  21. Giáo Dân (không đoàn thể)

Trật tự trong khi rước kiệu. Đoàn Liên Minh Thánh Tâm Cộng Đoàn Chúa Chiên Lành


2:00PM. Rước Kiệu

Hướng dẫn: Ca Đoàn Magnificat (Anh Ninh)

Hôm nay, toàn thể chúng ta cùng nhau quây quần nơi đây hân hoan mừng kính trọng thể lễ các thánh Tử Đạo Việt Nam, Quan thầy Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam San Diego. Các ngài là cha ông, tổ tiên của chúng ta.
Mỗi lần nhắc đến các thánh tử đạo Việt Nam, ấy là mỗi lần nhắc chúng ta đến tấm gương anh dũng, can đảm, kiên trì, trung thành vì đức tin; tính trung thực, lòng yêu mến quê hương, tính liên đới, tấm lòng bác ái, vị tha nơi các ngài. Nhất là tấm gương anh dũng hy sinh chấpnhận cả cái chết để bảo vệ niềm tin vào Đức Kitô.
Chúng ta hãy cùng nhau noi gương các Ngài là dám chấp nhận ngược dòng để sống căn tính, cốt lõi của Tin Mừng, đó là: khước từ những cám dỗ, lôi cuốn, hấp dẫn để trục lợi cá nhân, an thân, hay chạy đua những dục vọng, khát vọng bất chính ... Khi khước từ những thứ đó, chúng ta được mời gọi để sống một cuộc sống công minh chính đại, sống tinh thần phục vụ vô vị lợi theo lời mời gọi của Chúa và Tin Mừng của Ngài.
Giờ đây chúng ta hãy cùng nhau suy niệm cuộc đời của Năm vị Thánh và cung nghinh Xương Thánh.

I. Ca Nguyện Rước Kiệu

Làm Dấu Thánh Giá: Nhân Danh Cha, và Con và Thánh Thần. Amen.

CẦU XIN CHÚA THÁNH THẦN (Tác giả: Trần Ngọc Phan - Phương Linh)

1. Cầu xin Chúa Thánh Thần Người thương thăm viếng hồn con Ban xuống cho con hồng ân chan chứa Trau dồi cho đáng ngôi thánh đường

ĐK: Nguyện xin Chúa Ngôi Ba, đoái nghe lời con thiết tha. Tình thương mến ấp ủ con ngày đêm, nhuần thấm xác hồn tràn lan ơn thiêng

2. Cầu xin Chúa Thánh Thần Người ban cho trí hồn con. Ơn biết khôn ngoan tìm theo chân lý, xa điều gian dối luôn trung thành.


1. Gương Chân phước An-rê Phú Yên (1625-1644) Thầy Giảng (Xử Trảm)

Tử đạo ngày 26 tháng 7.

Chân phước An-rê Phú Yên sinh năm 1625. Rửa tội năm 1641 do Cha Đắc Lộ. An-rê là tên thánh rửa tội; còn Phú Yên là quê quán. Ngài là con út trong một gia đình nghèo tại xóm ven biển, nay là giáo xứ Mằng Lăng; giáo phận Qui Nhơn. Tuy góa bụa, nhưng bà Gioanna, mẹ ngài đã giáo dục con cách tận tụy và khôn ngoan. Theo lời bà xin, Cha Đắc Lộ đã nhận ngài vào hội Thầy giảng khi mới 17 tuổi. Ngài đã tuyên hứa tại Hội An 1643 và hoạt động từ Phú Yên đến Qui Nhơn, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Quảng Bình cùng với 9 người anh ưu tú trong cộng đoàn Thầy giảng.

Tháng 7 năm 1644, An-rê bị bắt. Hôm sau An-rê bị lên án tử hình. Khoảng 5 giờ chiều ngày 26 tháng 7 năm 1644, An-rê bị hành hình, đang khi Ngài vẫn không ngừng kêu lên Danh thánh “GIÊ-SU”.

• Hát Anh Hùng Việt Nam

ĐK. Nhạc chiến thắng vang dậy rền trời. Dòng máu thắm tô đẹp cuộc đời còn lưu danh thiên thu. Đây những anh hùng Việt Nam trung thành theo bước Chúa Giê-su. Gươm đao thêm dũng chí nhục hình thêm can trường, từng lớp lớp tiến lên pháp trường.

- Hân hoan khi lao tù mừng rỡ lúc gươm vung. Nguyện theo Chúa đến cùng dù thịt tan xương nát. Bao nhiêu gian nan khốn khó dệt thành chiến thắng quang vinh. Triều thiên thánh Tử Đạo lấp lánh soi thiên đình.

• Chục kinh Lòng Thương Xót Chúa

- Hạt Lớn đọc: Lạy Cha Hằng Hữu, con xin dâng Cha Mình, Máu, Linh hồn, và Thiên tính của Con yêu dấu Cha là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con, để đền tạ tội lỗi chúng con và tội lỗi toàn thế giới.

- Hạt Nhỏ đọc 10 lần: Vì cuộc tử nạn đau buồn của Chúa Giêsu, xin thương xót chúng con và toàn thế giới.


2. Gương Thánh Phao-lô TỐNG VIẾT BƯỜNG (1773-1833) Quan Thị Vệ (Xử Trảm)

Tử đạo ngày 23 tháng 10

Thánh Phao-lô Bường sinh năm 1773, tại Phủ Cam, Huế. Ngài là quan thị vệ của triều đình. Ngài có hai đời vợ và 12 người con. Quan thị vệ Bường là một vị quan thanh liêm, được thăng đến chức thị vệ hoàng cung và nhiều lần được vua Minh Mạng khen ngợi. Dù bận việc quân, ngài vẫn luôn nhớ bổn phận làm con Chúa trong việc sống đạo và giáo dục đức tin cho con cái. Sau một lần đánh dẹp quân nổi loạn, quan quân kéo đến chùa Non Nước để tạ ơn trời phật, nhưng quan Bường không tham gia. Sự việc đến tai vua. Nhà vua tức giận hạ lệnh xử trảm. Nhưng vì có các đại thần can gián, nên vua truyền đánh 80 đòn, cất hết chức tước, bổng lộc, đuổi về làm thứ dân. Năm 1832, vua hạ lệnh bắt giam vào Trấn Thủ. Vị quan thị vệ Bường có công lao nhiều với triều đình, nên vua muốn cuộc xử trảm diễn ra âm thầm.

Án được thi hành ngày 23/10/1833, tại pháp trường Thợ Đúc.

• Hát Lòng Trung Nghĩa

-Hồi chiêng dứt tiếng, đầu rơi chốn pháp trường. Hồn thiêng lâng lâng về thiên quốc xa vời. Từ nay thôi những ngày tân khổ u buồn. Về quê phúc vinh hưởng nhan Chúa muôn đời.

ĐK. Muôn ngàn đau đớn nay đã theo ngày tháng trôi. Hy sinh vì lòng Tin, son sắt giữ câu đoan nguyền. Quyết tình trung tín, lao khổ không hề dám phai. Giữ tấm lòng hiếu trung, lời thề xưa lẽ nào quên.

• Chục kinh Lòng Thương Xót Chúa

-Hạt Lớn đọc: Lạy Cha Hằng Hữu, con xin dâng Cha Mình, Máu, Linh hồn, và Thiên tính của Con yêu dấu Cha là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con, để đền tạ tội lỗi chúng con và tội lỗi toàn thế giới.

- Hạt Nhỏ đọc 10 lần: Vì cuộc tử nạn đau buồn của Chúa Giêsu, xin thương xót chúng con và toàn thế giới.


3. Gương Thánh Tô-ma TRẦN VĂN THIỆN (1820-1838) Chủng Sinh

Tử đạo ngày 21 tháng 9 Xử Giảo

Thánh Tô-ma Thiện sinh năm 1820 tại làng Trung Quán, tỉnh Quảng Bình, trong một gia đình đạo hạnh. Lên 9 tuổi, chú Thiện học chữ nho, học giáo lý và giúp lễ tại họ đạo Mỹ Hương. Chú Thiện tỏ ra rất thông minh, được gửi họ tiếng La tinh với cha Chỉnh tại họ đạo Kẻ Sen. Nhờ có tính tình tốt và trí thông minh, năm 1938, tức 18 tuổi, chú Thiện được cha giám đốc Candalh gọi về chủng viện Di loan (Quảng Trị). Trên đường đến Di Loan với chị cả thì bị bắt. Trong tù, khi chứng kiến nhiều người chối đạo, chú Thiện tăng cường ăn chay và cầu nguyện cho họ sớm ăn năn thống hối. Đặc biệt trong lao tù, nhờ bị đóng gông và giam chung với cha Jaccard Phan, chú hân hoan đón nhận những lời dạy bảo và khuyên nhủ của cha, nên tù ngục trở thành chủng viện cho chú. Ngày 21/9/1838, tại pháp trường Nhan Biều, chú Thiện bị xử giảo. Vị tử đạo trẻ nhất. mới có 18 tuổi.

• Hát Tôi Thâm Tín Rằng

- Tôi thâm tín rằng sự chết hay sự sống, dù thiên thần thiên phủ, dù hiện tại tương lai hay quyền năng. Tôi thâm tín rằng dù là muôn chiều sâu, dù là muôn chiều cao, dù là ai bất cứ trên trần gian.

ĐK. Không có gì, không có gì tách tôi ra khỏi lòng mến của Thiên Chúa trong Đức Ki-tô

• Chục kinh Lòng Thương Xót Chúa

- Hạt Lớn đọc: Lạy Cha Hằng Hữu, con xin dâng Cha Mình, Máu, Linh hồn, và Thiên tính của Con yêu dấu Cha là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con, để đền tạ tội lỗi chúng con và tội lỗi toàn thế giới.

- Hạt Nhỏ đọc 10 lần: Vì cuộc tử nạn đau buồn của Chúa Giêsu, xin thương xót chúng con và toàn thế giới


4. Gương Thánh A-nê LÊ THỊ THÀNH (1781-1841) Giáo Dân

Tử đạo ngày 12 tháng 7

Thánh nữ A-nê Thành sinh năm 1871, tại làng Bái Điền, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Song thân là đạo gốc, gia đình khá giả, nhưng không có con trai nối dòng, thân phụ cưới vợ hai, nên bà mẹ mang hai cô con gái là Thành và Thuộc đi lập nghiệp tại thôn Đông, xã Phúc Nhạc, tỉnh Ninh Bình. Năm 17 tuổi, cô Thành kết hôn với anh Nguyễn Văn Nhất, sinh được 2 trai và 4 gái. Hai ông bà quan tâm nuôi dưỡng và giáo dục đức tin cho con cái. Đặc biệt bà Thành rất trọng những người dâng mình cho Chúa, cách riêng là các Linh Mục. Sáng ngày 14/4/1841, Bà bị bắt vì tội che giấu Đạo Trưởng; bị đóng gông đưa về Nam Định. Vì chiếc gông nặng quá, nên Bà gục ngã nhiều lần trên đường đi. Tại công đường, quan khuyên dụ ngọt ngào, tra tấn dã man, đánh đòn đến tan nát thân mình; lại còn cho rắn độc vào hai ống quần, cũng không lung lạc niềm tin của Bà. Ngày 12/7/1841, Bà đã an nghỉ trong Chúa.

• Hát Anh Hùng Tử Đạo

Đây chốn huy hoàng chan hoà muôn ánh quang! Bao tiếng hát vang lừng tung hô ngày vinh thắng. Đây tấm bia vàng ghi ngàn năm chiến công. Cờ phất phới oai hùng, tiếng hát ca lừng bốn phương.

ĐK. Xin các Thánh Tử Đạo Việt Nam nơi vinh phúc chiếu soi rỡ ràng. Thương lắng nghe lời con kêu khấn: Ban xuống muôn phúc trên nước Nam.

• Chục kinh Lòng Thương Xót Chúa

- Hạt Lớn đọc: Lạy Cha Hằng Hữu, con xin dâng Cha Mình, Máu, Linh hồn, và Thiên tính của Con yêu dấu Cha là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con, để đền tạ tội lỗi chúng con và tội lỗi toàn thế giới.

- Hạt Nhỏ đọc 10 lần: Vì cuộc tử nạn đau buồn của Chúa Giêsu, xin thương xót chúng con và toàn thế giới.


5. Gương Thánh An-rê TRẦN AN DŨNG (LẠC) (1795-1839) Linh Mục

Tử đạo ngày 21 tháng 12 (x. Tr 74) Xử Trảm

Thánh An-rê Dũng sinh năm 1795 tại trấn Kinh Bắc, tỉnh Bắc Ninh. Khi cha mẹ vào Kẻ Chợ, cậu Dũng cũng theo vào và xin vào Đạo. Cậu ở nhà xứ với cha Chính Lan, bề trên tiểu chủng viện Kẻ Vĩnh. An Dũng sáng dạ, xem từ gì hai lần là thuộc. Cậu học thông chữ Nho và tiếng Lating. Tính tình cậu hòa nhã, vui vẻ và lịch thiệp nên được nể trọng. Cậu học ở chủng viện 3 năm và chịu chức Linh Mục ngày 15/3/1823. Cha An-rê Dũng giảng rất sốt sắng; công việc phân xử rạch ròi; cha lại cử xử nhẹ nhàng nên bổn đạo ai cũng khâm phục. Cha lập xứ Kẻ Sui, được 7, 8 tháng thì bị bắt giải lên quan phủ. Ngài được tổng Thìn chạy án, Cha được tha về và đổi tên là Lạc. Ngày 10/10/1839, Cha lại bị quan huyện bắt lần nữa. Và ngày 16/11/1839, Cha bị đưa ra bãi ngoài cửa ô Cầu Giấy. Khi hiệu lệnh chưa dứt, thì lý hình đã xử trảm vị chứng nhân đức tin Trần An Dũng (Lạc).

• Hát Khải Hoàn Ca

ĐK. Tiếng nhạc oai hùng! Vang trên khắp cõi trời Việt Nam. Tấm lòng yêu mến! Con thiết tha hoà khúc Khải Hoàn Ca: Đồng thanh! Ta hát khen mừng. Bao đấng Anh Hùng. Xưa đã thắng gian nan, toà cao chói lói trên trời hiển vinh muôn đời. Đồng thanh! Ta hát khen mừng. Bao đấng Anh Hùng. Nay chiến thắng khải hoàn trên chốn phúc vinh sáng ngời. Hãy lắng nghe tiếng con nài xin: Cho Quê Hương thoát cơn đau thương, tới ngày bình an tươi sáng. Hãy lắng nghe tiếng con nài xin: Qua gian nan, Giáo Hội vinh quang. Tới ngày hạnh phúc thanh nhàn.

- Kìa gương hiếu trung! Xưa đã nêu cao tinh thần chiến đấu. Đau đớn gian nan không thở than qua một lời. Ngày nay hiển vinh: Khắp trời Việt Nam ngàn thu lưu dấu. Muôn giới hỉ hoan mừng hát vang khắp trời.

• Chục kinh Lòng Thương Xót Chúa

- Hạt Lớn đọc: Lạy Cha Hằng Hữu, con xin dâng Cha Mình, Máu, Linh hồn, và Thiên tính của Con yêu dấu Cha là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con, để đền tạ tội lỗi chúng con và tội lỗi toàn thế giới.

- Hạt Nhỏ đọc 10 lần: Vì cuộc tử nạn đau buồn của Chúa Giêsu, xin thương xót chúng con và toàn thế giới. Mọi thắc mắc về việc rước kiệu xin liên lạc anh Bảo, Phó Nội Vụ Cộng Đồng.